Hướng dẫn chăm sóc tóc sau khi nối tóc
Nối tóc cũng có nhiều kiểu nối, có kiểu nối bằng keo, có kiểu nối bằng tết, lại có cả kiểu nối bằng máy kẹp. Tương ứng với mỗi cách nối có cách chăm sóc tóc nối mà các bạn Đã,đang và sắp nối tóc nên biết.
- Với kiểu nối bằng keo thì những người thợ tóc chuyên nghiệp có một loại keo chuyên dụng, trước khi nối thì họ dùng máy đun keo để làm chảy keo sau đó vê lên tóc và dính 2 lớp tóc cũ và mới với nhau.
- Với máy kẹp cũng như vậy, cũng với cách thức “dính và dán”. Tuy nhiên dụng cụ được sử dụng ở đây là kẹp bằng chì.
- Hai hình thức này được đánh giá là khá bền nhưng do sử dụng hóa chất và kim loại nên mặt trái là không thể tránh khỏi. Nếu dùng không đúng loại keo chuyên dụng có thể gây ra hỏng tóc.
- Với kẹp chì thì khi sử dụng các loại Dụng cụ chăm sóc tóc như hấp nóng hay ép sẽ làm chảy chì, nếu nhiệt độ quá nóng sẽ gây hại đến da đầu. Hơn nữa, đến khi tháo tóc nối ra chân tóc sẽ yếu và dễ gãy. Thế nên hầu hết khách hàng ưa chuộng loại thứ ba là nối bằng cách tết. Loại nối này thì mất công hơn rất nhiều.
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TÓC NỐI
- Nối tóc đã khó, chăm sóc tóc sau khi nối còn khó hơn. Đó là khi gội đầu, nếu bạn vò quá nhiều hay chải không đúng cách thì sẽ rất dễ rối mà không thể tự mình tháo ra được. Đấy là với lớp tóc mới được nối vào, còn lớp tóc cũ thì phải được thường xuyên bổ sung dưỡng chất bằng hấp hay xả khô, chất bảo vệ bôi vào tận ngọn tóc để tránh những tác nhân bên ngoài.
- Nối tóc là một loại dịch vụ làm đẹp cần cả thời gian và tiền bạc, mỗi ngày thay vì 3 phút để chải tóc thì bạn mất đến nửa tiếng để trau chuốt trước khi ra đường, và tầm 3 tháng thì phải thay lớp tóc mới.
LƯU Ý SAU KHI NỐI TÓC
- Không nên gội sát da đầu, gội thì nên gội bằng đầu ngón tay, không gội bằng móng tay để tránh làm tổn thương da đầu.
- Khi xả dầu xả bạn nên dùng ngón tay vuốt từ chân tóc đến ngọn còn gốc là lớp tóc cũ thì xả như bình thường.
- Chải tóc nối cũng cần chú ý: chải từ dưới lên trên để không bị dồn tóc gây rối.
Bạn có thể xem thêm: