Mẹo hay

    Kỹ thuật mềm hóa khi uốn tóc dành cho chất tóc hư tổn

    Đăng bởi vào

    Khi uốn tóc, duỗi tóc, người thợ làm tóc cần biết cách kiểm tra độ mềm hóa của tóc để đảm bảo chất tóc đã có thể ăn thuốc và thay đổi hình dạng được. Dựa vào kinh nghiệm thực tế, cách quan sát, mỗi người sẽ có cách nhìn nhận, kiểm tra khác nhau. Nhưng nếu là một người mới sẽ rất bối rối, không biết canh mức độ như thế nào là đạt chuẩn.

    Đừng quá lo lắng,  Trong bài viết này Tocvietthat.com sẽ hướng dẫn cho bạn 5 cách kiểm tra độ mềm hóa dễ nhận biết được chia sẻ từ những người thợ làm tóc lâu năm. Xin mời các bạn theo dõi nhé.

    A. Quá trình mềm hóa của tóc là gì?

     Là quá trình dùng thuốc số 1 để tạo độ mềm hóa cho tóc để giúp phá vỡ các liên kết tóc, thay đổi hình dạng nguyên thủy, làm mềm tóc đi để khi cuốn lô, vào máy uốn, hay kẹp duỗi, thì nó sẽ lưu lại hình dáng tóc xoăn, tóc thẳng.

    Khi thực hiện uốn tóc hoặc duỗi tóc, sẽ trải qua 2 lần bôi thuốc, 1 lần là thuốc uốn/ thuốc duỗi, lần thứ 2 là thuốc dập (thuốc định hình). 

     Vậy nên, kiểm tra độ mềm hóa của tóc có đạt chuẩn không thì sẽ quyết định đến kết quả và độ bền của tóc sau khi làm.

    Bởi khi tóc chưa đủ “độ chín”, thì khi bạn tác động cuốn lô vào cho xoăn, hay kẹp duỗi cho thẳng, tóc không đủ mềm để có được hình dáng, nếp tóc như mong đợi. Những trường hợp này thường gặp ở những người "tay mơ", hoặc chất tóc kháng thuốc nhưng không được xử lý kỹ, khi hoàn tất mái tóc nó không cho ra kết quả như ý. Hoặc nó chỉ đẹp khi mới làm xong,  bạn gội đầu là mất dáng tóc.

    Một người thợ có thể tự đúc kết cách kiểm tra độ mềm hóa của tóc qua những kiến thức, kinh nghiệm thực tế và cách quan sát khác nhau. Những ai có ít kinh nghiệm thì cần phải có những mẹo riêng, học hỏi các bí quyết được chia sẻ từ người đi trước.

    B . Phương pháp kiểm tra độ mềm hóa:

    a. Cảm giác: 

    Nhìn thấy sắc tố trong tóc đã bay màu, thấy màu tóc sáng hơn trước khi mềm hóa.

    b. Cảm nhận bằng tay: 

    Lấy 1 – 2 sợi tóc, kéo giãn nhẹ đến một độ dài nhất định, từ từ bỏ tay ra thấy sợi tóc co về dần dần, khi thấy sợi tóc dài hơn trước khoảng 1 – 2 lần có thể kết thúc quá trình mềm hóa.

    c. Kiểm tra lọn xoăn: 

    Tháo một trục bất kỳ trên khuôn đầu, bỏ khoảng 2 – 3 vòng, thấy lọn sóng hình chữ S (Chú ý khi tháo trục không được dùng lực quá mạnh) lúc đó có thể kết thúc quá trình mềm hóa.

    XEM NGAY 5 CÁCH KIỂM TRA ĐỘ MỀM HÓA CỦA TÓC DỄ THỰC HIỆN

    Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa nắm bắt được chất tóc của khách hàng để canh thời gian mềm hóa chuẩn. Thì nên tham khảo 5 gợi ý kiểm tra độ mềm hóa của tóc từ nhà Tocvietthat.com nha.

    Cả 5 cách để không yêu cầu quá cao, dễ nhận biết bằng cách quan sát và thao tác thông thường:

    1. Kiểm tra độ co giãn của tóc:

    Bạn sẽ cầm 3-5 sợi tóc vào 2 tay. Cầm kéo tóc ra từ từ. Khi tóc có thể cho độ giãn gấp 1,5 – 2 lần chiều dài sợi tóc chưa kéo (không tính lúc co lại) là đủ độ mềm.

    2. Kiểm tra độ mềm hóa của tóc bằng mức độ kết dính:

    Bạn lấy 1 tép tóc rồi dùng tay miết cho tóc dàn trải ra. Khi thấy các sợi tóc có độ kết dính càng cao, không bị tách rời mà dính vào nhau như màng nhện, độ dính càng dày thì đã đạt chuẩn.

    3. Kiểm tra độ mịn mướt:

    Khi tóc đã đủ độ mềm, bạn sờ vào chất tóc sẽ thấy nó rất mềm và mướt, do liên kết tóc đã bị thay đổi ở lớp biểu bì. Bạn dùng tay vuốt dọc tép tóc, thì cảm thấy tóc đã trơn mượt, không bị lợn cợn, sần sùi như vuốt sợi tóc thông thường.

    4. Kiểm tra màu và kích thước sợi tóc:

    Và cách cuối cùng để kiểm tra độ mềm hóa của tóc chính là quan sát sợi tóc. Sợi tóc bôi thuốc khi đủ độ mềm hóa thường có màu sáng hơn, sợi tóc nhỏ hơn bình thường, khi so sánh với vùng tóc không bôi thuốc sẽ thấy rất rõ.

    5. Kiểm tra độ giữ xoắn:

    Với cách này, bạn sẽ dùng vài sợi tóc quấn tròn quanh cán lược nhuộm, hay que tăm. Sau khi rút cán lượt hay que ra, tóc vẫn giữ được hình dáng vòng xoắn, không bị nhả tóc thẳng ra là được.

    Qua bài viết này Tocvietthat.com đã giới thiệu xong cho bạn 5 cách kiểm tra độ mềm hóa của tóc, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn khi học tập cũng như làm nghề tóc.

    Như bạn thấy đó, việc hiểu biết và có kỹ năng tay nghề rất quan trọng. Việc xử lý hóa chất, đường cắt chỉ cần sai sót một chút, không cẩn thận là ảnh hưởng ngay đến mái tóc của khách hàng. Thế nên việc đầu tư cho mình một nơi đào tạo nghề tóc chất lượng ngay từ ban đầu rất quan trọng.


      


    Comments

    Tóc nối
    HỖ TRỢ
    www.tocvietthat.com
    Danh mục